Nói
Chuyện Với Bình Dân Kỳ 87
Ả-RẬP
SAUDI - HK và IRAN - Thế Cờ Phải Giải…
Từ thời Tổng thống Bush, Iraq, Bắc Hàn
và Iran bị xem là các trục ác ma. Iraq, Bắc hàn kể như lần lượt vào quỹ đạo của
Hoa Kỳ (HK). Bây giờ đến lược trục Iran phải xoay.
Về quan hệ giữa Ả-rập Saudi (Saudi
Arabia) Hoa Kỳ (HK) với Iran, có lẽ chúng ta phải chịu khó lần lượt dạo qua những
yếu tố lịch sử có liên quan, để có cái nhìn toàn cục.
Có một sự thật ít ai nghĩ đến. Môt sự kiện
lịch sử thật lớn, là bước ngoặt làm thay đổi HK về mọi mặt, từ quan hệ ngoại
giao, quân sự, đến văn hóa, xã hội, kinh tế, tài chánh, phong cách sống, đến đời
sống an toàn, hạnh phúc của từng cá nhân một. Một sự thay đổi, không thể nào
hoàn nguyên, bắt đầu từ thời Thời cựu TT Clinton.
Trong 8 năm nhiệm kỳ (1992-2000), chính phủ TT Clinton quyết
định sai lầm không tiếp nhận tội phạm khủng bố Hồi giáo (HG) cực đoan có tầm cỡ
thế giới, Osama bin Ladin, do Chính phủ Sudan trao đổi để mở đường quan hệ với HK,
vì cho rằng không đủ bằng chứng – trong khi đó 26/2/1993 khủng bố đã tấn công
Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York bởi một nhóm khủng bố được al-Qealda
huấn luyện, như Ramzi Yousef vào HK bất hợp pháp 1 tháng 9 năm 1992. Khủng
bố tiếp tục cảm tử, tấn công bằng nhiều kiểu, khắp nơi trên thế giới, kể cả HK.
Cuộc tấn công sau cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống Clinton (năm 2000), làm hỏng
tàu USS Cole 12 tháng 10 năm 2000, ở cảng Aden của Yemen, cũng do quân khủng bố
al-Qealda thực hiện.
Thời ấy, phần thì Tổng thống phải lo chống
đỡ cuộc luận tội truất phế do hành vi của thằng nhỏ ham chơi, bất trị ngay ở chỗ
tôn nghiêm. Mặt khác, chính phủ đã bỏ lỡ cơ hội nhận Bin Ladin cho vào cũi. An ninh, tình báo lỏng lẻo thế nào để cho
quân khủng bố al-Qaeda trứng nở thành bầy con, cho đến khi 3.000 người mất mạng,
hai tòa tháp song sinh chọc trời, trung tâm thương mại nổi tiếng nhất thế giới
thành tro bụi, thì mới vỡ lẽ - à thì ra khủng bố là như thế!
Tổng thống Bush vừa nhậm chức (2001),
đang trong thời gian bàn thảo chiến lược qui mô tiêu diệt al-Qaeda, thay vì chỉ
trả đũa cuộc tấn công tàu USS Cole, thì al-Qaeda đã tiên hạ thủ vào ngày 11/9.
Tổng thống Bush lãnh đủ. Và cục diện HK bắt đầu sang bước ngoặt thay đổi như một
đi, mãi mãi không bao giờ trở về.
Ngay sau 9/11, HK lập tức tấn công tổ chức
khủng bố al-Qaeda, bắt đầu từ Afghanitan. Al-Qaeda gần như tan rã, Bin Ladin trốn
thoát, kế hoạch đuổi cùng giết tận vẫn tiếp tục cho đến thời Obama, đội đặc nhiệm
HK mới hạ được trùm khủng bố Osama bin Ladin – xin nói thêm, đây không phải là
công truy đuổi của Tổng thống Obama.
Trong lúc lòng quân còn đang hăng hái,
chính phủ HK - TT Bush, dựa vào lý do nhiều lần Sadam Hussen vi phạm Nghị quyết
của Liên Hiệp Quốc, cùng với bằng chứng sản xuất và oa trữ vũ khí giết người hàng
loạt (WMD), do cơ quan tình báo HK cung cấp, để đòi nhà độc tài Sadam Hussen,
Iraq phải ra đi, hoặc sẽ bị tấn công hạ bệ. Mục tiêu sau cùng là giải phóng con
người, tạo thêm đồng minh và giảm bớt kẻ thù, từ đó hy vọng Iraq sẽ làm mẫu tự
do dân chủ phát dương quan đại ở Trung đông. Và cuộc chiến tuy với danh nghĩa tốt,
nhưng đã không tránh khỏi bao nhiêu hệ lụy lâu dài.
Về sau mới biết, tin tức về WMD không
chính xác; và phương thức làm việc giữa Cơ quan Tình báo và Cục Điều Tra Liên
Bang đã phải cải cách từ đó.
Thật ra, Bin Ladin không còn là công dân
Ả-rập Saudi từ khi tổ chức al-Qeada ra đời. Hắn sinh ra ở đây và học hành đến đại
học đến 1979 - tổ chức quân khủng bố al-Qaeda 1988 và bị truy đuổi năm 1992. Hắn
chạy thoát và chuyển tổ chức sang Sudan. HK gây áp lực buộc hắn phải rời Sudan
1996. Sau khi dời cơ sở sang Afghanitan, tổ chức al-Qaeda tuyên chiến với HK và
đánh bom khắp nơi. Đây là thời gian mà HK, TT Clinton bỏ lỡ cơ hội nói trên.
Nhắc đến biến cố lịch sử 9-11, là nhắc đến
bao nhiêu câu hỏi về quan hệ giữa HK và Ả-rập Saudi vẫn còn đó, chưa được trả lời,
dù Tổng thống Trump đã sớm đi thăm và được nhà vua Arabia đón tiếp vô cùng nồng
hậu, và nhất là HK xử trí thế nào khi vương quốc này vừa bị Iran tấn công.
Cuộc
xung đột hiện tại giữa Iran, HK và Ả-rập Saudi:
Sau khi biết mấy tên khủng bố al-Qaeda
trong vụ 9/11 có quốc tịch Ả-rập Saudi; và nhất là sau khi nhà báo Jamal
Khashoggi bị sát hại, nhiều người từ nhiều phe phía đòi trừng phạt Ả-rập Saudi
về tội dung dưỡng khủng bố và vi phạm nhân quyền trầm trọng. Nhưng tại sao HK
không sốt sắng đáp ứng yêu cầu có vẻ chính đáng này? Quan hệ chòng chéo giữa
Iran – HK - Ả-rập Saudi trong thời Obama đã qua và thời TT Trump hiện nay có gì
khác nhau chăng?
Trước hết là Israel, Ả-rập Saudi và người
dân tỉnh táo của HK có nỗi lo sợ, và mong ước có người lãnh đạo nghịch đảo
chương trình của chính phủ Obama, và vì sao?
Có
thể kể từ chiếc máy bay tàng hình không người lái của HK, RQ-170 rơi nguyên con,
gần thành phố Kashmar, ở đông bắc lãnh thổ Iran, vào ngày 5 tháng 12 năm 2011.
Đã có sự tranh đoán về nguyên nhân của sự kiện này, trong đó một quan chức cấp
cao của HK, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói với tờ Washington Post rằng
"Chúng tôi không có dấu hiệu nào rằng nó đã bị bắn hạ bởi hỏa lực thù địch.”
Cũng vậy, một quan chức khác nói rằng, một câu hỏi lớn là làm sao máy bay không
người lái vẫn còn "gần như nguyên vẹn ", với độ cao mà nó được cho là
đã bị rơi.
Ngày 12/12/2011 chính phủ HK (thời
Obama) yêu cầu Iran trả lại, và bị Bộ trưởng Quốc phòng Iran cự tuyệt và nói rằng
"Thay vì xin lỗi quốc gia Iran, họ lại
trơ tráo yêu cầu trả lại máy bay không người lái". Cựu phó tổng thống Mỹ, Dick Cheney chỉ trích
các quyết định của Obama, nói rằng, "Phản
ứng đúng đắn là vào ngay và phá hủy sau khi nó hạ cánh. Có thể làm điều đó từ
trên không ... và, với mục đích không cho họ hưởng lợi từ việc bắt được máy bay
không người lái đó. "Thay vì vậy,
"ông ta [Obama] đã yêu cầu họ trả lại, và dĩ nhiên họ sẽ không trả”
Vào ngày 10 tháng 12 năm 2011, Iran
tuyên bố sẽ thực hiện kỹ thuật khám phá máy bay tàng hình RQ-170. Tháng 4 năm
2012, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tuyên bố đã thành công, trong việc
trích xuất toàn bộ dữ liệu thu thập được trên máy bay, để chế tạo bản sao. Vào
tháng 5 năm 2014, tức là 2 năm sau, Iran trưng bày thiết kế sao lại chiếc
RQ-170. Đến tháng 11 năm 2014, Iran thử nghiệm thành công một chiếc máy bay dựa
trên kỹ thuật của chiếc RQ-170!
Iran bắt đầu nghiên cứu máy bay không
người lái từ năm 2000 đến 2012 vẫn chưa thành công. Sau khi nhặt được chiếc may
bay còn nguyên này, họ đã copy thành công máy bay tàng hình không người lái và
sử dụng trong cuộc tấn công Ả-rập Saudi vừa qua. Sự lo sợ của Israel và Arập
Saudi là: Có thật là Iran may mắn nhặt được
của Trời cho không?
Tiếp theo đó là thỏa thuận hạt nhân của
chính phủ Obama với Iran, hoàn tất vào ngày 14 tháng 7 năm 2015, Iran được chính quyề Obama trao tay thêm cả khối tiền mặt, có thể sử dụng cho các nhóm khủng
bố mà không sợ theo dõi qua giấy tờ hay internet. Lại may mắn nữa sao?!
Sau khi Obama toại ý, ký thỏa thuận hạt
nhân JCPOA (P5+1) trong đó có HK và các đồng minh, cộng với Trung cộng (TC) và
Nga với Iran, quan hệ giữa Ả-rập Saudi, Do thái và HK với Iran, bị đẩy vào thế
cờ kẹt cứng và bây giờ đến thời TT Trump phải giải.
Hướng đi của HK thời Obama nhìn từ ngoài
có thể nghĩ – bàn, là ‘cân bằng lực lượng’
- lập lại trật tự theo lý thuyết, thế giới thăng bằng để đạt lý tưởng thái
bình, hứa hẹn một tương lai không biết bao giờ đến. Chỉ bởi vì thế giới luôn hỗn
độn với bao nhiêu thứ khác nhau - kinh tế, chính trị,quân sự, văn hóa, xã hội, dân tộc,
con người và tư tưởng… là những yếu tố có sự sống - linh động chứ không phải là
tĩnh vật, cho nên công thức ‘cân bằng’ này chỉ là viễn tưởng, ngoại trừ người
mê tin một chủ thuyết phi thực tế - chẳng hạn chủ nghĩa cộng sản, thì mơ thế giới
đại đồng, không biên giới, không còn giai cấp, nhân loại hoàn toàn bình đẳng,
thiên đàng hạnh phúc có ngay trên trái đất.
Cân
bằng lực lượng, là dìm
kẻ mạnh, và nâng kẻ yếu. Khi ta yếu, đối phương mạnh thì ta có lợi, ngược lại,
khi ta mạnh, đối phương yếu, thì tự trói mình. Ôn lại tất cả các chính sách riêng
về hai mặt này trong trong 8 năm trước, thì có thể nhận ra điều đáng nghĩ – bàn:
Ở Đông Á, Biển Đông để cho TC vươn lên,
và thế lực HK phải dần dần giảm đi, nhất là kinh tế và quân sự.
Ở Trung đông, trong bao năm qua có lẽ
nhiều người đã thấy chính phủ Obama không mặn nồng gì với đồng minh số một là Israel,
đã khiến thủ tướng Israel bất mãn. Đối với Ả-rập Saudi cũng vậy, tuy TT Obama
đã đi một vòng xin lỗi dân Hồi giáo Trung đông, và khom lưng ngang hông, tỏ
lòng kính trọng vua Arabia, nhưng khuynh hướng thân Iran không giấu được quan hệ
lạnh nhạt với vương quốc này.
Chính phủ Obama mở ngõ cho Iran cơ hội
phục hồi kinh tế, bằng cách mở đường cho các nước đầu tư, trong khi đổi lại chỉ
tạm hoãn, có nghĩa là dần hồi cho Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn. Điều
này chắc đã làm cho Israel và Ả-rập Saudi phập phồng lo sợ.
‘Cân bằng lực lượng’ ở đây là nâng Iran
lên ngang tầm hoặc vượt xa so với Israel và Ả-rập Saudi. Và khi ấy tranh chấp
giữa Israel và Palestine sẽ dễ dàng giải quyết vì Israel sẽ không còn đường chọn
lựa. Israel hay HK không còn đe đọa được một nước có vũ khí hạt nhân, cứng rắn
đối nghịch với Israel và HK, nhất là khi dưới tay Iran có hàng hàng, lớp lớp khủng
bố khắp nơi.
Ả-rập
Saudi và Iran, không cần
dài dòng kể chuyện lịch sử. Ngày nay, Iran và Ả-rập Saudi tuy là hai nước có
cùng tôn giáo trị là Hồi giáo, nhưng không thể hoà hợp. Quan hệ hai nước đã
căng thẳng về một số vấn đề thuộc địa chính, như diễn dịch tôn giáo khác phái,
Iran thuộc Shiite và Ả-rập Saudi thuộc Sunni, tham vọng lãnh đạo thế giới Hồi
giáo, chính sách xuất cảng dầu, quan hệ với HK và các nước phương Tây khác.
HK
và Ả-rập Saudi, một cứ
điểm lịch sử quan trọng bậc nhất, là HK và Ả-rập Saudi trở thành liên minh theo
điều kiện rất đặc biệt từ thời Tổng thống Nixon, 1971. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến
(WWII) chấm dứt (1945) nền kinh tế các nước, từ Châu Âu, Châu Á, từ
Liên Bang Xô Viết (LBXV), đến Đông Âu đều khập khiểng, chỉ còn có HK ổn định hơn cả. Tất
cả đồng minh phương Tây đều gắn chặt tiền tệ của họ vào đồng dollar Mỹ. HK và
các nước phương Tây đều cần vàng để có thể phát triển kinh tế theo ý muốn.
Đến ngày 15/8/1971 Tổng thống Richard
Nixon đóng cửa sổ vàng (gold window), cắt đứt liên kết giữ đồng dollar Mỹ và
vàng. Các nước ngoài có dollar dự trữ, không còn trao đổi để lấy đồng vàng của
HK. Từ đó mở ra con lộ khác trao đổi, để
giữ giá trị và vai trò độc tôn của đồng dollar Mỹ trên toàn thế giới cho đến
ngày nay. Và đây là mấu chốt để trả lời cho mọi câu hỏi trong quan hệ phức
tạp, liên minh chặt chẽ, có điều kiện, gắn bó tồn tại giữa HK và Ả-rập Saudi
cho đến ngày nay. Đó là:
- HK
cam kết cung cấp lực lượng quân sự bảo vệ vương triều Ả-rập Saudi, với điều kiện
trao đổi là Ả-rập Saudi cam kết chỉ được
nhận đồng dollar Mỹ khi bán dầu, bất kể khối lượng bao nhiêu.
Ngày nay, 99% các dịch vụ trao đổi tiền
tệ trên thế giới, và 92% thị trường dầu hỏa đều dùng đồng dollar Mỹ. Gần 50 năm
qua (1971-2019) đồng dollar Mỹ trên thương trường cũng như Ả-rập Saudi ở Trung
đông đứng vững, bất khả chiến bại.
Như vậy, hễ thị trường dầu hỏa còn –
nhân loại còn xài dầu hỏa, và chế độ phong kiến, ở Ả-rập Saudi còn, thì đồng
dollar Mỹ vẫn ngự trị thế giới. Bây giờ,
có lẽ đã rõ HK bảo vệ Ả-rập Saudi, trước hết chính là bảo vệ vị trí của đồng
dollar, của mình trên thế giới.
Tuy nhiên, thế giới hhiện nay có nhiều
thay đổi, dầu mỏ Trung đông không còn giữ địa vị độc tôn như trước. Điều này
khiến cho bài toán thời cuộc trở nên phức tạp hơn. 15 năm trở lại đây, ngành
khoan dầu ở các tiểu bang Taxas, Colorado, Utah, North Dakota, Kansas đã phát
minh ra kỹ thuật, tiếng Anh gọi là Fracking – dùng đá phiến sản xuất ra dầu. Người
ta lấy hàng trăm triệu khối đất đá để chuyển thành năng lượng.
Nhờ vậy, hiện nay HK trở thành nước sản
xuất và dự trữ dầu giàu nhất thế giới.
HK hiện có khối lượng dầu dự trữ khoảng 1.8 ngàn tỷ thùng - một con số
không thể tưởng tượng, đủ cho HK sử dụng độc lập cả ngàn năm, bất kể sự gia
tăng dân số với tỷ lệ nào.
Các chính trị gia DC tấn công, truyền
thông thổ tả (TTTT) trước đây, đã nhiều lần chửi gia đình Tổng thống Bush làm
giàu, uống dầu của Ả-rập Saudi. Hiện nay có vị đang bênh vực Iran, chỉ trích TT
Trump đã xóa bỏ Hiệp ước nguyên tử JCPOA (P5+1), có lợi cho Iran, còn chỉ trích
việc bán vũ khí cho Ả-rập Saudi, hoặc có lần họ hô hào hạch tội Ả-rập Saudi.
Họ có biết quyền lợi không thể đánh mất của
HK trong mối quan hệ với Ả-rập Saudi không? Trong các cuộc tranh luận vừa qua,
các ứng viên DC đòi xóa bỏ hoàn toàn kỹ thuật FRACKING, sản xuất dầu đá phiến
nói trên. Họ đang nghĩ gì về HK? Như thế có khác chăng là ‘mình đang đánh ta’?
Quay về với trường hợp nóng bỏng tuần
qua, Iran ném đá giấu tay, tấn công hãng lọc dầu Aramco của Ả-rập Saudi làm cho
vương quốc phải đóng một nửa công suất sản xuất dầu, tương đương 5.7 triệu thùng
dầu thô mỗi ngày – tương đương 5% lượng dầu hàng ngày trên toàn thế giới. Hiện Ả-rập
Saudi đang cố gắng khôi phục khả năng sản xuất đến cuối tháng 9.
Nếu cuộc tấn công này xảy ra từ những 15
năm trước thì giá dầu sẽ tức khắc vọt lên đền $200 một thùng như chơi. Nhưng
trong thời điểm này, giá chỉ lên đến khoảng $65/thùng trong vài ngày (chừng
20%). HK đã có khả năng giữ dầu ở mức $55- $65/thùng một cách dễ dàng bằng
trích bán một số dầu dự trữ, ngay trên mạng. Điều này có ý nghĩa đáng kể với
Saudi và thế giới!
Các chuyên gia cho biết đối với Ả-rập
Saudi dầu ở giá $80/thùng thì mới có lời. Hơn thế nữa 80% GDP của Ả-rập Saudi đều
dựa vào sản xuất dầu hỏa và năng lượng, trong khi đó HK chỉ có 8% GDP dựa vào
ngành này. Ả-rập Saudi trước kia rất giàu có, bây giờ mỗi năm thâm nợ khoảng 12
tỷ dollars và hàng năm phải tăng nợ trần để trả lãi.
2017 Hoàng tử Mohammed bin Salman đem
công ty Aramco ra chào hàng và kêu gọi nước ngoài đầu tư, nhưng 2018 vỡ lỡ giá
dầu rớt xuống $50/thùng. Thay vì kiếm vốn đầu tư vài ngàn tỷ như dự trù, rốt cuộc
đã thất bại thê thảm, không ai đầu tư tới 50 tỷ dollars. Và nhà báo Khashoggi
đã bị thanh trừng vì đã phổ biến, chê trách kế hoạch của hoàng gia Arabia là điên
khùng. Sau cái chết làm rung động thế giới của nhà báo này, không ai còn ngó tới
Aramco. HK rơi vào thế thật khó xử. Ả-rập Saudi, rơi vào thảm cảnh, chạy đôn,
chạy đáo qua ngân hàng JB Morgan (HK), ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng Barclays
của Nhật, tìm phương cứu vãn.
Hiện nay, khả năng của HK thừa sức khống
chế thị trường dầu hỏa như lấy đồ chơi từ trong túi. Nhưng HK không thể quên rằng, ngành dầu hỏa của
Ả-rập Saudi còn thì đồng dollars còn làm chủ. HK bảo vệ cho vương quốc này trước
hết chính là bảo vệ đồng dollars của mình. Và sau là để giữ thế không để cho
Iran phát triển vũ khí vượt tầm kiểm soát của Israel và đe dọa tiền đồn Ả-rập
Saudi. HK chắc chắn không thể rút chốt ở Ả-rập
Saudi, mà ngược lại phải bảo vệ Arabia tới cùng.
Sự
trả đũa của HK đối với Iran:
Về cố vấn John Bolton: Cuộc tấn công hãng dầu Aramco của Ả-rập
Saudi, có bàn tay của Iran xảy ra sau khi cố vấn an ninh John Bolton của TT
Trump nghỉ việc.
Lãnh đạo thay đổi người là chuyện thường,
nhưng để học hỏi nhiều hơn, và lãnh đạo nào có đủ tự tin và bản lãnh hơn người, thì mới
dám thay đổi nhiều. Vị trí cố vấn, không thông qua phê chuẩn của thượng viện nên thường dễ thay hơn. Bolton là cuốn tự điển về an ninh thế giới, thời gian qua Tổng
thống đã học đủ, và Bolton không còn thích hợp về quan điểm chung của nội bộ
thì giữ làm gì? Xét vì lợi ích thiết thực của quốc gia, thay người khi không
còn cần thiết, và có thể gây cản trở, là hợp lý. Nhưng xét về tình cảm cá nhân
giữa chủ và người làm, thì có vẻ như vắt chanh bỏ vỏ. Bình dân nghĩ xem, nên chọn
vì lợi ích cho dân, cho nước hay chọn tình cảm cá nhân?
Người ta có thể nghĩ rằng chính sách của
TT Trump đối với Iran sẽ thay đổi, hoặc sẽ ôn hòa hơn, hoặc sẽ không dám cứng rắn,
không sử dụng quân sự…. Người ta cũng ngạc nhiên khi TT Trump trả lời phỏng vấn,
rằng ông còn cứng rắn hơn Bolton. Bình dân thử nghĩ xem, vì sao ông ta có thể
nói như thế?
Đối với kẻ thù của HK hay các lãnh đạo bợm
bãi, John Bolton là người cứng rắn, giải pháp của ông thường là dụng võ, tức ra
quân và sử dụng vũ khí - lấy cứng chọi cứng. Còn “TT Trump cứng rắn hơn Bolton”, kẻ hấp tấp theo cảm tính, mới nghe qua,
sẽ cho rằng không đúng, nhất là vừa qua ông đã quyết định không phát pháo trả
đũa Iran ngay ở phút chót. Còn người bình tĩnh, nghe, nhìn, phán đoán độc lập
thì thấy không có gì sai. Cứng rắn của ông là cái cứng rắn ở cương vị lãnh đạo,
có khác với vị quân sư.
Dùng sức mạnh quân sự và dùng quân đội là
hai chiến thuật khác nhau. Ông Trump chỉ
dùng sức mạnh quân sự làm nền, làm lưng
dựa để đe, chứ không dùng quân đội; và vũ khí mà ông dùng là kinh tế, tài chánh
chứ không phải là đầu đạn, và quân nhân, trong khi chưa đến mức thật sự cần thiết.
‘Nuôi quân ngàn ngày, dùng một khắc’;
đã đem ra dùng cho dù thắng cũng không tránh khỏi thương tật và lại phải tiếp tục
dưỡng. Hai bên đều cứng rắn nhưng chiến thuật khác nhau. Xét về mức độ thành
công, chiến thắng không tốn hao nhân tài vật lực và ít mang lại hệ quả lâu dài
thì cái cứng rắn của Tổng thống Trump dĩ nhiên cứng rắn hơn, bởi đòi hỏi kiên
trì, và dĩ nhiên khả chấp hơn. Nó đòi hỏi khả năng hiểu biết bao quát và tài
năng vận dụng ăn nhịp, chiến tranh tâm lý chính trị, sức mạnh quân sự và kinh tế,
tài chánh.
Thật là ngây ngô, nếu tránh nói một cách
không sợ mất lòng là ‘nông cạn’, khi phát biểu mỉa mai rằng ông Trump bí thế nên
mới dịu giọng, xuống thang, sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với đối thủ vân
vân... Thật ra chỉ có lòng tự tin của kẻ làm thầy ‘nghệ thuật đàm phán’ mới dám chơi chiêu này. Con mồi vào bàn khi nó
đã bị đánh giập mình, đói rách tới nơi. Một đóng một mở là nguyên tắt dịch chuyển
để tồn tại có tính vật lý, xưa nay không sai chạy bao giờ. Khi bị ép hết đường
đi, chỉ còn một cửa mở để sinh tồn, và cửa đó phải mở chờ sẵn, để tránh hậu họa dí chó vào chân tường. Vậy kẻ thù còn đi đâu mà không chọn lựa cây cầu thay vì
cái hố? Có lẽ chúng ta hãy cùng chờ xem!
Sau khi ngoại trưởng Mike Pompeo, sang
vương quốc Ả-rập Saudi, và xác nhận ‘dấu tay’ của Iran đã dùng 25 máy bay không
người lái và hỏa tiễn trong cuộc tấn công hang dầu Aramco. Quân Houti đồng minh của Iran ở Yemen đã nhận
trách nhiệm, nhưng khó mà tin Houti có khả năng làm việc này. Ngươòi ta tin rằng
cuộc tấn công có thể đã được ủy quyền bởi Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali
Khamenei – mà Tổng thống Iran Hassan Rouhani không biết, hoặc dù có biết cũng
không thể chống lại quyết định này.
Cứng rắn hay không chúng ta hãy xem, Tổng
thống Trump đã trả đũa Iran bằng hai đòn:
Thứ
nhất, đáp lại yêu cầu của
Ả-rập Saudi, Tổng thống Trump đã phê chuẩn việc khai triển lực lượng phòng vệ của
HK đến vương quốc này và các Tiểu vương quốc Ả- rập Thống nhất. Ngũ giác đài
xem xét sẽ gửi nhiều khẩu đội chống hỏa tiễn, máy bay không người lái và chiến
đấu cơ khác. Họ cũng đang cân nhắc việc giữ một tàu sân bay trong khu vực vô thời
hạn, bất chấp sự phản đối của Iran.
Thứ
hai, ông đã ra lệnh gia
tăng trừng phạt kinh tế, tài chánh Iran tối đa. Cũng một chiêu, siết bù loong,
cho đến hết ngõ thở, và mặt khác bàn đàm phán trải khăn đón chờ. Nguyên tắc “một
đóng, một mở” rất nhân đạo, đẹp lẽ trời cho những kẻ biết “quay đầu là ngạn”, chứ
không đánh kẻ xuống ngựa. Khả năng “nghệ thuật đàm phán” có thừa, Tổng thống
Trump không cần đòi hỏi bất kỳ điều kiện đặt trước nào.
Câu hỏi còn lại là liệu HK có dùng quân đội
tấn công Iran hay không? Iran biết HK không chủ động tấn công trước, TTTT cũng
biết nhưng họ không nói gì.
Các cuộc tấn công của Iran vừa qua đã
kéo HK vào cuộc, dần dần sâu hơn, nhưng khi chó le lưỡi thì thú cũng đã hết đường.
Iran đã một bước liều lĩnh vào ngõ cụt, nếu không nói là ngu xuẩn vì đã mời quân đội HK vào đến cửa. Một bước nữa,
chắc chắn Iran khó tránh kiểu trừng phạt mà Syria đã lãnh. Hỏa tiễn của HK không chừng sẽ thăm 15
yếu điểm của Iran như Tổng thống đã nhắc khéo, Hải quân HK sẽ đứng nhìn pháo bông
và vẫy tay chào tạm biệt.
HK chưa đến mức phải sử dụng vũ lực. Có
chăng, phải đợi Ả-rập Saudi và Do thái. HK đã cung cấp cho Ả-rập Saudi nhiều vũ
khí, máy bay chiến đấu có thể sử dụng. HK đã điều binh cho dù là để phòng thủ,
bảo vệ Ả-rập Saudi và các Tiểu vương quốc Ả -rập, thì nước cờ đã đổi khác. Iran
buộc sẽ có chọn lựa thông minh hơn.
Tháng trước Taliban cũng đã dại dột, làm
càn, tưởng có thể uy hiếp Tổng thống Trump trước khi đàm phán – một cơ hội mà bọn
chúng nằm mơ cũng không thể có, do Tổng thống Trump mở cho, ở trại David. Chúng khủng bố để nâng tay đòn, giết 12 người
trong đó dù chỉ có một binh sĩ Mỹ, Tổng thống Trump lập tức hủy bỏ ngay cuộc hẹn.
Hôm nay, chúng lại dẫn phái đoàn chín thành viên Taliban, đến TC để gặp Đại diện
đặc biệt của Trung Quốc tại Afghanistan, và còn lên tiếng đe dọa nếu Tổng thống
HK không tiếp nhận đàm phán, thì phải chịu trách nhiệm những cuộc đổ máu ở
Afghanitan! TC bắt đầu chỉa mũi vào khắp nơi, chỉ là hành vi của kẻ cùng đường.
Hai nước thù nghịch, Ả-rập Saudi và Iran
đều có quan hệ giao thương với Trung Cộng (TC), cho nên hai nước bất hòa, xung
đột, TC có thể có chút lợi ích, bán được vũ khí và tranh nhau thị trường dầu hỏa,
bám lấy TC.
Gồng gánh lệnh trừng phạt càng lâu, Iran
sẽ càng cạn kiệt, kinh tế sẽ suy đồi, dân tình ắt sẽ loạn lạc, trở lại đòi thay
đổi. Trong ngoài đều lúng túng như cá mắc lưới, liệu Iran tiếp tục giở trò hay
kêu nài Obama phục hồi hòa ước; bắt chước Taliban chạy sang cầu viện TC, một nước
đang bị đánh – còn dính nạn Hong Kong đòi tự trị chưa xong - để có bạn ‘đồng bệnh
tương lân’; hay chửi thề rồi đốt tờ hoà ước JCPOA bây giờ chỉ còn như lá bùa mà
TT Obama đã vẽ cho. Cửa của TT Trump
đang rộng mở, Iran quan minh chính đại bước vào làm lại trang sử mới, hay còn ngóng
chờ ai?
Vận mới sẽ đến, bình dân hãy bình tĩnh chờ xem.
Vĩnh Tường
1. Diển Đàn Độc Lập Youtube: (Xem, Nếu thích, vui lòng subcribe, góp ý kiến, click thumb up để giúp diễn đàn tồn tại)
2. Nói chuyện với bình dân Youtube:
3. Quý vị nào có con em cần học tiếng Việt, hãy click “HOC TIẾNG VIỆT” trên đầu trang “Vietnamese Outlook” để dung Youtube. Chương trình này cung cấp kiến thức chính xác cho con em gốc Việt nói tiếng Anh và các cô cậu học sinh học sinh ngữ hai.
4. Quý vị muốn mua sách về giáo dục con cái, truyện để đời cho thế hệ mai sau của người Gốc Việt, xin click lên BOOK STORE trên đầu trang “Vietnamese Outlook” để xem hoạc đặt mua…
No comments:
Post a Comment